Quản lý sức khỏe giai đoạn mùa mưa đến đầu Hè

Quản lý sức khỏe vào mùa mưa – Đề phòng ngộ độc thực phẩm.Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thay đổi, độ ẩm cao khiến việc điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể trở nên khó khăn.
​Vì vậy mà người ta dễ mắc bệnh cảm lạnh, cảm thấy mệt mỏi, uể oải, và tinh thần xuống dốc. Để tinh thần và thể chất không bi mệt mỏi trong gia đoạn này, chúng ta nên chú ý những việc như:

Ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
Ngủ đủ giấc.
Vận động chừng mực.
Lưu ý tới sự thay đổi nhiệt độ.
Rửa tay, súc miệng thường xuyên.Hôm nay, chúng tôi xin tóm lược lại những điểm mà cần lưu ý và mong rằng các bạn sẽ tham khảo để duy trì sức khỏe tốt.

Chú ý việc ngộ độc thức ăn.Vào mùa mưa trời nóng ẩm, vi khuẩn dễ sinh sôi, là thời điểm dễ bị ngộ độc thực phẩm. Liên quan đến thức ăn mong các bạn lưu ý đến những điểm sau:
Sạch sẽ: Không để dính vi khuẩn

Rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm.
Rửa dao , thớt bằng nước nóng rồi mới sử dụng. Dùng khăn lau sạch.
Thu dọn ngăn nắp nhà bếp, diệt trừ các loại côn trùng có hại.

Nhanh chóng: Không cho vi khuẩn có thời gian sinh sôi.

Thức ăn tươi sống mua về bỏ ngay vào tủ lạnh.
Giải đông thực phẩm đông lạnh bằng lo vi sóng hoặc tủ lạnh ( Để thực phẩm bên ngoài để giải đông sẽ khiến vi khuẩn dễ sinh sôi).
Thức ăn giải đông rồi, nếu không dùng, lại để vào ngăn đá thì vi khuẩn sẽ sinh sôi. Vì thế chỉ giải đông những phần dùng mà thôi.
Nếu thức ăn có mùi, hoặc nhìn bên ngoài thấy hơi có vấn đề cũng bỏ đi, không nên dùng.
Thực phẩm mới mua về nên chế biến và ăn ngay.

Nấu hoặc làm lạnh: Không cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi nấu nướng, phải nấu cho chính.
Không để thức ăn đầy nghẹt trong tủ lạnh. Không để chảy nước từ thịt hay cá ra, dính vào những thức ăn khác.

Ngộ độc thực phẩm dễ bị nhầm với cảm lạnh cảm cúm hay cảm lạnh, trường hợp bị ngộ độc nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Khi đau bụng, tiêu, chảy buồn nôn, phải nói với người xung quanh biết và đi bệnh viện ngay.Mùa mưa chấm dứt cũng là lúc mùa hè nóng bức bắt đầu. Để chống lại cái nóng của mùa hè, làm cho cơ thể ra mồ hôi là một biện pháp tốt để chống cảm nắng. Chúng ta hãy tham gia chơi thể thao, đi bộ, tập thể dục buổi sáng, chuẩn bị cho cơ thể làm quen với các nắng mùa hè.
Hãy lưu ý phòng chống tai nạn sông nước và cảm nắng trong mùa Hè.

Trên khắp Nhật Bản, nơi đâu cũng có bờ biển, sông, hồ đẹp, hàng năm đều thu hút du khách tới vui chơi, giải trí. Tuy nhiên nếu không cẩn thận và không được chuẩn bị kỹ càng thì có thể bạn sẽ gặp phải những tai nạn nghiêm trọng. Để có được một mùa hè tuyệt vời, an toàn các bạn hãy lưu ý những điểm sau.
Đề phòng tránh những tai nạn sông nước.

Sau khi uống rượu, hoặc trong tình trạng bị thiếu ngủ, hoặc cơ thể không được khỏe mạnh thì nhất thiết không được bơi hoặc tắm biển.
Biển có chỗ sâu đột ngột, hoặc có luồng nước chảy xiết, hoặc chỗ có người đi xe mô- tô trên nước. Vì thế, nếu có muốn bơi thì bạn nên xác nhận trước với người địa phương hoặc nhân viên của công ty mình.
Không nên bơi ở sông vì sông có chỗ sâu đột ngột hoặc có dòng nước xiết.
Trước khi xuống nước, cần khởi động cho kỹ.
Không tắm biển một mình.
Luôn tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên giám sát trên bãi biển.
Không đụng vào những sinh vật trên biển vì có khả năng chúng có độc.
Cần lưu ý tới những hiện tượng thiên nhiên, thời tiết ( ví dụ như thủy triều, sóng, đối với bể bơi thì lưu ý cửa thoát nước).
Khi sắp có bão hoặc trời có mưa to, không đi ra sông, không đến gần kênh rãnh dẫn nước, ra gần bờ biển, thao tác làm việc ngoài trời…

Cần lưu ý: Ở những khu vực hạ lưu, nếu hôm trước có mưa lớn thì hôm sau, nước ở hạ lưu sông sẽ dễ dâng lên.
Khi có sấm: Nếu bạn ở bên ngoài, hãy vào bên trong một tòa nhà hoặc xe hơi chắc chắn. Nếu bạn ở trong tòa nhà, hãy nhớ cách tường tường hoặc các thiết bị điện ít nhất 1 m. Nếu sét đánh vào một tòa nhà, nó có thể khiến dòng điện mạnh chạy qua tường và các thiết bị điện. Ngồi xuống và hạ thấp cơ thể sẽ an toàn hơn là đứng lên. Khi đó cần lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. 
Sét đánh có khả năng dễ đánh vào các vật dụng tòa nhà cao tầng , cây và cột điện , vì vậy bạn dưới một cái cây rất nguy hiểm. Vui lòng giữ cách xa cây và cột điện  ít nhất 4 m.
  
Lưu ý việc cảm nắng.
Vào mùa hè, cũng còn có nguy cơ bị cảm nắng. Chứng cảm nắng là do nhiệt độ nóng, ẩm cao, khiến cho lượng nước muối trong cơ thể bị mất cân bằng, cơ thể không thể tự điều tiết thân nhiệt được nữa. Từ đó có thể dẫn tới những triệu chứng như chóng mặt, co giật, buồn nôn, mất ý thức ( bất tỉnh)…Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Thường đến khi bản thân nhận ra những triệu chứng này thì đã quá muộn, nên các bạn cần sớm có các biện pháp như thường xuyên bù nước và muối cho cơ thể, hoặc nên vào những nơi thoáng mát để nhiệt độ cơ thể giảm xuống và tránh các hoạt động ngoài trời nắng nóng.

KHI Ở BÊN NGOÀI: Khi bạn đi ra ngoài vào một ngày nóng, hãy mặc quần áo mát mẻ, thấm hút mồ hôi. Sử dụng mũ hoặc dù che , khiến bạn cảm thấy mát mẻ. Và ngay cả khi bạn không khát, hãy uống nước và nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, hãy uống nước có thành phần chứa muối.

KHI Ở TRONG PHÒNG: Nếu nhiệt độ và độ ẩm cao, say nắng sốc nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong nhà. Có dữ liệu cho thấy 80% những người chết vì say nắng trong nhà của họ. Khi bạn ở nhà, hãy sử dụng điều hòa và quạt để giữ cho bạn mát mẻ. Kéo rèm và mành che cửa sổ để giảm thiểu ánh nắng mặt trời vào phòng.

KHI BỊ SAY NẮNG SỐC NHIỆT: Nếu bạn có một người cảm thấy như say nắng, hãy đưa đến  một nơi mát mẻ và cho ngủ. Sau đó, làm mát cổ hoặc nách bằng thứ gì đó có thể làm mát, hoặc làm mát nó bằng quạt. Sau đó cho uống nước từng chút một. Dù gọi tên người ta cũng không trả lời  hãy dẫn đi đến bệnh viện ngay lập tức.

 ĐẶC BIỆT TRẺ EM VÀ NGƯỜI GIÀ PHẢI CHÚ Ý: Trẻ em thấp là đối tượng ở gần so với vị trí mặt đất ,vì vậy chúng cảm thấy nóng hơn người lớn 3 độ C. Đặc biệt trẻ e đang ngồi trong xe đẩy, nóng hơn vì nó ở gần mặt đất hơn. Người già khó cảm thấy rằng sức nóng và khát nước , cơ thể thiếu nước cũng không biết . Cho nên ngay cả khi trẻ em và người già không nói rằng muốn uống nước nhưng trong gia đình hãy cho uống nếu thấy cần thiết.

NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XẢY RA SAY NẮNG SỐC NHIỆT: Theo Sở cứu hỏa Tokyo, khi nhiệt độ tăng lên trên 28 độ C, số người phải vào bệnh viện do say nắng sốc nhiệt tăng lên. Ngay cả ở khoảng 25 ° C, say nắng sốc nhiệt vẫn có thể xảy ra. 25% những người phải nhập viện do say nắng là vào ban đêm hoặc buổi sáng. Nếu nhiệt độ không giảm quá nhiều vào ban đêm hoặc buổi sáng, hãy sử dụng máy điều hòa không khí hoặc quạt làm mát.

Các tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
TƯ VẪN XKLĐ NHẬT BẢN:
TƯ VẤN DU HỌC HÀN QUỐC - ĐÀI LOAN - NHẬT BẢN:
TƯ VẤN XKLĐ ĐÀI LOAN:
TƯ VẤN DU HỌC ÂU Á MỸ:
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH:
Đơn vị thành viên
Đăng ký trực tuyến
Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội
Cục Quản Lý Lao Động

Đối tác Công Ty

Liên hệ